Ngày 9 tháng 5 năm 2023, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Tài chính về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành từ đầu nhiệm kỳ đến nay, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, định hướng thời gian tới. Dự buổi làm việc có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Sở Tài chính
Đồng chí Nguyễn Thị Trang Nhung, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính đã báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Sở Tài chính đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Tài chính, nỗ lực, tham mưu và triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thu ngân sách trên địa bàn hằng năm hoàn thành vượt mức dự toán Trung ương và tỉnh giao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 42% so dự toán trung ương giao, tăng 8,9% so dự toán tỉnh giao. Năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 71,4% so dự toán trung ương giao, tăng 9,9% so dự toán tỉnh giao và tăng 22,3% so thực hiện năm 2020. Năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bằng 178,4% dự toán Trung ương giao, bằng 100,4% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 105,5% so với cùng kỳ. Năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn tính đến hết tháng 4 đạt 970,1 tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán Trung ương, bằng 18,7% dự toán HĐND tỉnh, và bằng 18,1% chỉ tiêu theo Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy.
Chi ngân sách đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn. Năm 2022, tổng chi ngân sách địa phương ước đạt trên 11.502 tỷ đồng, bằng 112,5% dự toán Trung ương giao, bằng 95,7% dự toán tỉnh giao và bằng 79,1% so với năm 2021. Năm 2023, tổng chi ngân sách địa phương 4 tháng đầu năm ước đạt trên 5.168 tỷ đồng, bằng 42,3% dự toán Trung ương giao, bằng 36,7% dự toán tỉnh giao và bằng 123,5% so với cùng kỳ năm trước.
Kịp thời phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch được giao, phối hợp tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn cơ bản đảm bảo kế hoạch. Năm 2022, đã giải ngân đạt 79,8%. Năm 2023, tính đến hết tháng 3, đã giải ngân đạt 13,4%. Đồng thời chủ động tham mưu để UBND tỉnh ban hành danh mục, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; đổi mới cơ chế giao dự toán, kết hợp đẩy mạnh giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện theo quy định.
Công tác quyết toán ngân sách địa phương và công khai tài chính ngân sách nhà nước; công tác quản lý nhà nước về tài chính đối với các quỹ tài chính nhà nước được phân công thực hiện nghiêm túc theo quy định. Công tác thanh kiểm tra được tăng cường; hiệu quả sử dụng vốn ngân sách được nâng cao; siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thường xuyên tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành, 27/27 thủ tục hành chính được thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái, 96% số hồ sơ thủ tục hành chính được được giải quyết trước hạn.
Tại buổi làm việc, đại diện phòng Tài chính kế hoạch các hyện, thị xã, thành phố cũng chia sẻ một số vướng mắc về nguồn vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chuyển đổi số của ngành; vấn đề xử lý tăng thu tại cấp huyện; công tác sử dụng và quản lý tài sản chung; kinh phí thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, y tế …
Lãnh đạo UBND tỉnh và các ngành đã làm rõ một số vướng mắc của ngành Tài chính và đề nghị ngành Tài chính tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc đổi mới điều hành ngân sách; quản lý tài chính; tăng cường công tác kiểm tra giám sát; tập trung đề cao trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trong thu, chi ngân sách; cân đối thu - chi ngân sách dành nguồn lực cho an sinh xã hội; phân bổ, dành nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; có nhiều giải pháp chống thất thu thuế; quản lý hiệu quả tài sản công; tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ với các sở, ngành, địa phương và trong toàn ngành…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những kết quả tích cực mà ngành Tài chính đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí yêu cầu trong thời gian tới ngành cần tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, kịch bản, đề án, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm và cả giai đoạn để triển khai thực hiện. Nghiêm túc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.
Thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác thẩm định, bố trí nguồn vốn, giải ngân, thanh, quyết toán các dự án đầu tư công, quản lý, điều hành giá trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Giá, nhất là công tác thẩm định giá nhà nước. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công; tham mưu thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, trụ sở cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh; quy định tiêu chuẩn, định mức, thực hiện việc mua sắm, bố trí sử dụng tài sản công bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Chủ động, tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Tài chính, đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội...
Chung Kiên – Văn phòng
Ngày 9 tháng 5 năm 2023, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Tài chính về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành từ đầu nhiệm kỳ đến nay, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, định hướng thời gian tới. Dự buổi làm việc có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.Đồng chí Nguyễn Thị Trang Nhung, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính đã báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Sở Tài chính đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Tài chính, nỗ lực, tham mưu và triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thu ngân sách trên địa bàn hằng năm hoàn thành vượt mức dự toán Trung ương và tỉnh giao, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 42% so dự toán trung ương giao, tăng 8,9% so dự toán tỉnh giao. Năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 71,4% so dự toán trung ương giao, tăng 9,9% so dự toán tỉnh giao và tăng 22,3% so thực hiện năm 2020. Năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bằng 178,4% dự toán Trung ương giao, bằng 100,4% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 105,5% so với cùng kỳ. Năm 2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn tính đến hết tháng 4 đạt 970,1 tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán Trung ương, bằng 18,7% dự toán HĐND tỉnh, và bằng 18,1% chỉ tiêu theo Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy.
Đồng chí Nguyễn Thị Trang Nhung, Giám đốc Sở Tài chính báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Chi ngân sách đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh, đảm bảo cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn. Năm 2022, tổng chi ngân sách địa phương ước đạt trên 11.502 tỷ đồng, bằng 112,5% dự toán Trung ương giao, bằng 95,7% dự toán tỉnh giao và bằng 79,1% so với năm 2021. Năm 2023, tổng chi ngân sách địa phương 4 tháng đầu năm ước đạt trên 5.168 tỷ đồng, bằng 42,3% dự toán Trung ương giao, bằng 36,7% dự toán tỉnh giao và bằng 123,5% so với cùng kỳ năm trước.
Kịp thời phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch được giao, phối hợp tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn cơ bản đảm bảo kế hoạch. Năm 2022, đã giải ngân đạt 79,8%. Năm 2023, tính đến hết tháng 3, đã giải ngân đạt 13,4%. Đồng thời chủ động tham mưu để UBND tỉnh ban hành danh mục, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; đổi mới cơ chế giao dự toán, kết hợp đẩy mạnh giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện theo quy định.
Công tác quyết toán ngân sách địa phương và công khai tài chính ngân sách nhà nước; công tác quản lý nhà nước về tài chính đối với các quỹ tài chính nhà nước được phân công thực hiện nghiêm túc theo quy định. Công tác thanh kiểm tra được tăng cường; hiệu quả sử dụng vốn ngân sách được nâng cao; siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển. Thường xuyên tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh chuyển đổi số trong toàn ngành, 27/27 thủ tục hành chính được thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái, 96% số hồ sơ thủ tục hành chính được được giải quyết trước hạn.
Tại buổi làm việc, đại diện phòng Tài chính kế hoạch các hyện, thị xã, thành phố cũng chia sẻ một số vướng mắc về nguồn vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia; công tác chuyển đổi số của ngành; vấn đề xử lý tăng thu tại cấp huyện; công tác sử dụng và quản lý tài sản chung; kinh phí thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, y tế …
Lãnh đạo UBND tỉnh và các ngành đã làm rõ một số vướng mắc của ngành Tài chính và đề nghị ngành Tài chính tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc đổi mới điều hành ngân sách; quản lý tài chính; tăng cường công tác kiểm tra giám sát; tập trung đề cao trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trong thu, chi ngân sách; cân đối thu - chi ngân sách dành nguồn lực cho an sinh xã hội; phân bổ, dành nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; có nhiều giải pháp chống thất thu thuế; quản lý hiệu quả tài sản công; tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ với các sở, ngành, địa phương và trong toàn ngành…
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành Tài chính cần quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ toàn ngành
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy đã ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những kết quả tích cực mà ngành Tài chính đã đạt được trong thời gian qua. Đồng chí yêu cầu trong thời gian tới ngành cần tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, kịch bản, đề án, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm và cả giai đoạn để triển khai thực hiện. Nghiêm túc thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động số 135 của Tỉnh ủy. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.
Thực hiện kịp thời, hiệu quả công tác thẩm định, bố trí nguồn vốn, giải ngân, thanh, quyết toán các dự án đầu tư công, quản lý, điều hành giá trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Giá, nhất là công tác thẩm định giá nhà nước. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công; tham mưu thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, trụ sở cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh; quy định tiêu chuẩn, định mức, thực hiện việc mua sắm, bố trí sử dụng tài sản công bảo đảm hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Chủ động, tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Tài chính, đáp ứng yêu cầu công tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội...
Chung Kiên – Văn phòng