Ngày 20/7/2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký văn bản số 4898/VPCP-QHQT chỉ đạo các Bộ ngành, cơ quan, địa phương thực hiện các giải pháp giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài năm 2020.
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đưa ra 03 nhóm giải pháp thực hiện, gồm: (1) Nhóm giải pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án để có khối lượng hoàn thành giải ngân, đặc biệt đối với các dự án kết thúc năm 2021: Yêu cầu các cơ quan chủ quản, chủ dự án chịu trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án. Xử lý dứt điểm vướng mắc của các dự án đầu tư lớn, tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, đấu thầu, triển khai ngay việc ký kết đối với các gói thầu đã có ý kiến “không phản đối” của nhà tài trợ; bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng để thực hiện dự án. (2) Nhóm giải pháp về điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh Hiệp định vay: Đối với chương trình, dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các Bộ, ngành gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trên cơ sở quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành và nhà tài trợ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gia hạn, điều chỉnh các Hiệp định vay đã ký. (3) Nhóm giải pháp kiểm soát chi, giải ngân, xử lý đơn rút vốn của nhà tài trợ: Các cơ quan chủ quản dự án rà soát, đôn đốc chủ dự án và phối hợp với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước hoàn thiện hồ sơ thanh toán, gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc giải ngân đối với khối lượng đã được kiểm soát chi, không để dồn đến cuối năm; Bộ Tài chính: Phối hợp với chủ dự án, nhà tài trợ khẩn trương hoàn tất thủ tục giải ngân hết số vốn kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa hoàn tất giải ngân; chỉ đạo các đơn vị rút ngắn thời gian thực hiện kiểm soát chi (không quá 3 ngày), thời gian xử lý đơn rút vốn (trong vòng 1 ngày) khi đủ hồ sơ hợp lệ, tăng cường thực hiện kiểm soát chi, rút vốn và giải ngân qua hệ thống công nghệ thông tin.
Nông Thụy Điển - TCĐT
Ngày 20/7/2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký văn bản số 4898/VPCP-QHQT chỉ đạo các Bộ ngành, cơ quan, địa phương thực hiện các giải pháp giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài năm 2020.Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đưa ra 03 nhóm giải pháp thực hiện, gồm: (1) Nhóm giải pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án để có khối lượng hoàn thành giải ngân, đặc biệt đối với các dự án kết thúc năm 2021: Yêu cầu các cơ quan chủ quản, chủ dự án chịu trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án. Xử lý dứt điểm vướng mắc của các dự án đầu tư lớn, tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, đấu thầu, triển khai ngay việc ký kết đối với các gói thầu đã có ý kiến “không phản đối” của nhà tài trợ; bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng để thực hiện dự án. (2) Nhóm giải pháp về điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh Hiệp định vay: Đối với chương trình, dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các Bộ, ngành gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trên cơ sở quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành và nhà tài trợ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gia hạn, điều chỉnh các Hiệp định vay đã ký. (3) Nhóm giải pháp kiểm soát chi, giải ngân, xử lý đơn rút vốn của nhà tài trợ: Các cơ quan chủ quản dự án rà soát, đôn đốc chủ dự án và phối hợp với Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước hoàn thiện hồ sơ thanh toán, gửi Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi; phối hợp với Bộ Tài chính trong việc giải ngân đối với khối lượng đã được kiểm soát chi, không để dồn đến cuối năm; Bộ Tài chính: Phối hợp với chủ dự án, nhà tài trợ khẩn trương hoàn tất thủ tục giải ngân hết số vốn kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa hoàn tất giải ngân; chỉ đạo các đơn vị rút ngắn thời gian thực hiện kiểm soát chi (không quá 3 ngày), thời gian xử lý đơn rút vốn (trong vòng 1 ngày) khi đủ hồ sơ hợp lệ, tăng cường thực hiện kiểm soát chi, rút vốn và giải ngân qua hệ thống công nghệ thông tin.
Nông Thụy Điển - TCĐT