Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.
Thông tư này được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội; các hội được ngân sách nhà nước bảo đảm, hỗ trợ kinh phí hoạt động; đơn vị sự nghiệp công lập; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất. Kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất được sử dụng từ các nguồn: chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực; nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên.
Điểm đặc biệt của Thông từ này là việc quy định rất cụ thể về hồ sơ tài liệu kèm theo khi phân bổ dự toán các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng như sau:
- Đối với công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, tài liệu bao gồm: Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền (gồm tên công trình, mục tiêu sửa chữa, cải tạo, bảo trì, nâng cấp, mở rộng; sự cần thiết, lý do thực hiện; dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Đối với công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: ngoài các tài liệu quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, cơ quan đơn vị gửi thêm quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Dự án báo cáo kinh tế kỹ thuật không bắt buộc phê duyệt trước 31/10 năm trước năm kế hoạch nhưng phải có trước khi phân bổ dự toán.
Về quyết toán kinh phí, được thực hiện theo quy định tại Luật ngân sách, luật kế toán và các văn bản hướng dẫn. Trong đó các công trình có mức vốn dưới 500 triệu đồng thì tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2017. Các công trình có mức vốn 500 triệu đồng trở lên ngoài việc lập quyết toán hàng năm theo quy định như khoản 1 Điều 5 thông tư này, tiến hành lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 11 năm 2017.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất. Thông tư này được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội; các hội được ngân sách nhà nước bảo đảm, hỗ trợ kinh phí hoạt động; đơn vị sự nghiệp công lập; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất. Kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất được sử dụng từ các nguồn: chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực; nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên.
Điểm đặc biệt của Thông từ này là việc quy định rất cụ thể về hồ sơ tài liệu kèm theo khi phân bổ dự toán các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng như sau:
- Đối với công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, tài liệu bao gồm: Văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền (gồm tên công trình, mục tiêu sửa chữa, cải tạo, bảo trì, nâng cấp, mở rộng; sự cần thiết, lý do thực hiện; dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Đối với công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: ngoài các tài liệu quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng, cơ quan đơn vị gửi thêm quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Dự án báo cáo kinh tế kỹ thuật không bắt buộc phê duyệt trước 31/10 năm trước năm kế hoạch nhưng phải có trước khi phân bổ dự toán.
Về quyết toán kinh phí, được thực hiện theo quy định tại Luật ngân sách, luật kế toán và các văn bản hướng dẫn. Trong đó các công trình có mức vốn dưới 500 triệu đồng thì tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2017. Các công trình có mức vốn 500 triệu đồng trở lên ngoài việc lập quyết toán hàng năm theo quy định như khoản 1 Điều 5 thông tư này, tiến hành lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 11 năm 2017.
Đức Hải - QLNS
Các bài khác
- Điều chỉnh, bổ sung Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. (27/11/2017)
- Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Yên Bái đến năm 2025, định hướng đến năm 2050. (11/11/2017)
- Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái (11/11/2017)
- Giao kế hoạch vốn khắc phục các công trình thiệt hại do mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Yên Bái. (11/11/2017)
- Bộ Tài chính: Đề nghị triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
(10/11/2017)
- Sở Tài chính Yên Bái nằm trong Top 6 Sở Tài chính có chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin cao nhất cả nước năm 2017 (30/10/2017)
- Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái: Ban hành Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018-2025 (17/10/2017)
- Sở Tài chính tổ chức thăm hỏi, tặng quà người cao tuổi huyện Lục Yên nhân dịp hưởng ứng tháng hành động vì người cao tuổi Việt nam năm 2017 (13/10/2017)
- Ủy ban nhân dân tỉnh: Quy định mức thu và thời hạn nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Yên Bái. (12/10/2017)
- Quy định mới về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ cao (09/10/2017)
Xem thêm »