Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 được Quốc hội Khóa XIV kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2017. Luật này có hiệu thi hành từ ngày 01/01/2018, thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công gồm 10 chương, 134 điều với nhiều nội dung mới so với Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008. Một trong những điểm mới chính là việc đưa ra mục tiêu khai thác nguồn lực từ tài sản công, để thực hiện mục tiêu này Luật đã xác định phạm vi nguồn lực bao gồm tất cả các loại tài sản công theo Điều 53 Hiến pháp năm 2013. Quy định những nguyên tắc chung trong khai thác, quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công. Đồng thời quy định cụ thể các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công bao gồm: (1) Giao quyền sử dụng tài sản công; (2) Cấp quyền khai thác tài sản công; (3) Cho thuê tài sản công; (4) Chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công; (5) Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết; (6) Sử dụng tài sản công để thanh toán các nghĩa vụ của Nhà nước; (7) Bán, thanh lý tài sản công; (8) Hình thức khác theo quy định của pháp luật. Phương thức khai thác nguồn lực tài chính được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức đấu giá, đấu thầu.
Một quy định mới khác được đánh giá là chặt chẽ hơn luật cũ, đó là việc xử lý những sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công. Theo đó người có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công mà gây thiệt hại cho Nhà nước thì trước hết phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình và phải chịu trách nhiệm liên đới nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Một điểm mới đáng chú ý khác là Luật đã bổ sung quy định về giám sát của cộng đồng đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công để bảo đảm việc sử dụng, khai thác tài sản đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình.
Với việc Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công mới cùng nhiều quy định bắt buộc và siết chặt, việc quản lý, sử dụng tài sản công sẽ tạo lập cơ sở pháp lý để quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm tài sản công; ngăn chặn, đẩy lùi thất thoát, lãng phí, tham nhũng và những hành vi khác xâm phạm tài sản công.
Trần Tuấn - QLG&CS
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 được Quốc hội Khóa XIV kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2017. Luật này có hiệu thi hành từ ngày 01/01/2018, thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công gồm 10 chương, 134 điều với nhiều nội dung mới so với Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008. Một trong những điểm mới chính là việc đưa ra mục tiêu khai thác nguồn lực từ tài sản công, để thực hiện mục tiêu này Luật đã xác định phạm vi nguồn lực bao gồm tất cả các loại tài sản công theo Điều 53 Hiến pháp năm 2013. Quy định những nguyên tắc chung trong khai thác, quản lý nguồn lực tài chính từ tài sản công. Đồng thời quy định cụ thể các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công bao gồm: (1) Giao quyền sử dụng tài sản công; (2) Cấp quyền khai thác tài sản công; (3) Cho thuê tài sản công; (4) Chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công; (5) Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết; (6) Sử dụng tài sản công để thanh toán các nghĩa vụ của Nhà nước; (7) Bán, thanh lý tài sản công; (8) Hình thức khác theo quy định của pháp luật. Phương thức khai thác nguồn lực tài chính được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức đấu giá, đấu thầu.
Một quy định mới khác được đánh giá là chặt chẽ hơn luật cũ, đó là việc xử lý những sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công. Theo đó người có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công mà gây thiệt hại cho Nhà nước thì trước hết phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình và phải chịu trách nhiệm liên đới nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Một điểm mới đáng chú ý khác là Luật đã bổ sung quy định về giám sát của cộng đồng đối với việc quản lý, sử dụng tài sản công để bảo đảm việc sử dụng, khai thác tài sản đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình.
Với việc Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công mới cùng nhiều quy định bắt buộc và siết chặt, việc quản lý, sử dụng tài sản công sẽ tạo lập cơ sở pháp lý để quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm tài sản công; ngăn chặn, đẩy lùi thất thoát, lãng phí, tham nhũng và những hành vi khác xâm phạm tài sản công.
Trần Tuấn - QLG&CS
Các bài khác
- Ủy ban nhân tỉnh Yên Bái phê duyệt đề cương nhiệm vụ và kinh phí lập Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Yên Bái đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020. (28/07/2017)
- Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực công sản
(28/07/2017)
- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản (28/07/2017)
- UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt tiêu chuẩn và đơn giá một số loài cây giống lâm nghiệp thực hiện các chương trình, đề án, dự án và kế hoạch trồng rừng trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020. (28/07/2017)
- Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Yên Bái: 6 tháng đầu năm 2017 xử lý 606 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 7,5 tỷ đồng (11/07/2017)
- Chính phủ: Phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135, giai đoạn 2017-2020 (26/06/2017)
- Yên Bái: Tháng 5 năm 2017, xử lý 114 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
(23/06/2017)
- Bộ Tài chính ban hành quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau (18/06/2017)
- Sửa đổi, một số nội dung thuộc Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020. (18/06/2017)
- Thủ tướng chính phủ giao kế hoạch đầu tư trung hạn Ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -2020 (06/06/2017)
Xem thêm »