Sáng ngày 08/01 tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết trực tuyến toàn quốc ngành Tài chính để tổ chức đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2020, quán triệt nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2021.
(Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái)
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đại diện lãnh đạo, Trưởng phòng nghiệp vụ các cơ quan: Sở Tài chính; Kho bạc nhà nước; Cục thuế tỉnh; Chi cục Hải quan Yên Bái.
Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, năm 2020 kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và những diễn biến bất thường của thiên tai, tăng trưởng kinh tế chậm lại, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; đời sống của một bộ phân người dân gặp khó khăn.
Trước tình hình phức tạp của thiên tai, dịch bệnh, cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp thẩm quyền cho phép thực hiện những biện pháp, như: yêu cầu tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020; yêu cầu các địa phương chủ động điều hành ngân sách địa phương, trường hợp hụt thu thì phải chủ động tiết kiệm chi. Tổng số kinh phí đã cắt giảm, tiết kiệm được của ngân sách trung ương là 49,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,6% dự toán Quốc hội giao.
Nhờ chủ động trong điều hành, chi ngân sách nhà nước năm 2020 đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Tổng chi ngân sách năm 2020 ước khoảng 1.781,4 nghìn tỷ đồng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh... Trong đó, ngân sách nhà nước đã chi trên 18 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch Covid-19. Ngân sách Trung ương đã sử dụng khoảng 12,4 nghìn tỷ đồng dự phòng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh...
Năm 2021, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai 7 nhóm giải pháp nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính- ngân sách nhà nước đề ra. Theo đó, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ triển khai một số giải pháp, như: nâng cao kỷ cương, hiệu quả trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Chung Kiên - Văn phòng
Sáng ngày 08/01 tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết trực tuyến toàn quốc ngành Tài chính để tổ chức đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2020, quán triệt nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2021.Tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và đại diện lãnh đạo, Trưởng phòng nghiệp vụ các cơ quan: Sở Tài chính; Kho bạc nhà nước; Cục thuế tỉnh; Chi cục Hải quan Yên Bái.
Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, năm 2020 kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và những diễn biến bất thường của thiên tai, tăng trưởng kinh tế chậm lại, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; đời sống của một bộ phân người dân gặp khó khăn.
Trước tình hình phức tạp của thiên tai, dịch bệnh, cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp thẩm quyền cho phép thực hiện những biện pháp, như: yêu cầu tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020; yêu cầu các địa phương chủ động điều hành ngân sách địa phương, trường hợp hụt thu thì phải chủ động tiết kiệm chi. Tổng số kinh phí đã cắt giảm, tiết kiệm được của ngân sách trung ương là 49,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,6% dự toán Quốc hội giao.
Nhờ chủ động trong điều hành, chi ngân sách nhà nước năm 2020 đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Tổng chi ngân sách năm 2020 ước khoảng 1.781,4 nghìn tỷ đồng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh... Trong đó, ngân sách nhà nước đã chi trên 18 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân vượt qua tác động của đại dịch Covid-19. Ngân sách Trung ương đã sử dụng khoảng 12,4 nghìn tỷ đồng dự phòng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh...
Năm 2021, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai 7 nhóm giải pháp nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính- ngân sách nhà nước đề ra. Theo đó, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ triển khai một số giải pháp, như: nâng cao kỷ cương, hiệu quả trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Chung Kiên - Văn phòng
Các bài khác
- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định Bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2021 tại tỉnh Yên Bái. (12/01/2021)
- Chính phủ ban hành Nghị định 150/2020/NĐ-CP về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. (12/01/2021)
- Thông tư mới về việc quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19
(12/01/2021)
- Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Yên Bái: Kết quả công tác đầu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2020 (12/01/2021)
- Hội nghị tập huấn hướng dẫn và thực hiện rà soát, chuẩn hoá số liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ (28/12/2020)
- Bộ Tài chính chỉ đạo trong việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ xử lý tài sản công (28/12/2020)
- Thủ tướng phê duyệt đề xuất dự án “Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai” sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản cho tỉnh Yên Bái. (17/12/2020)
- Tháng 11 năm 2020, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Yên Bái đã phát hiện và xử lý 98 vụ, thu nộp ngân sách 736,45 triệu đồng (30/11/2020)
- Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái giao chỉ tiêu Kế hoạch vốn năm 2020 thực hiện các dự án trọng điểm, quan trọng trên địa bàn. (30/11/2020)
- Sở Tài chính tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Suối Giàng và xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (23/11/2020)
Xem thêm »